Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

THÔNG TIN VÀ ĐỊA CHỈ CÔNG TY

 CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU

Trụ sở chính:

Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI


VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)

Hoặc tham khảo tại wedsite:





DỊCH VỤ DIỆT MỌT - DIỆT CÔN TRÙNG TẬN GỐC


DỊCH VỤ DIỆT Mọt


                             Hình ảnh con mọt ăn gỗ


            Thông thường, đỗ gỗ hay bị giống mọt tàn phá, bạn hãy trị chúng bằng một số cách sau.

       Mua thuốc Lique de vanswicten (bán ở các nhà thuốc) và dùng ống tiêm có cả kim xịt vào từng lỗ mọt. Việc này hơi mất công nhưng đối với những món đồ gỗ quý hoặc cột kèo quan trọng thì đây là một việc làm hữu ích.
Mọt đã trừ xong, bạn còn phải lấp các lỗ mọt.
       Hãy dùng sáp ong trộn với hợp chất gồm 10 phần dầu thông, 10 phần dầu hôi và 1 phần long não. Bạn nhồi thật kỹ và dùng hợp chất này nhét vào các lỗ mọt, cuối cùng lấy sáp ong nguyên chất trét bằng mặt và dùng véc-ni đánh bóng. Nếu gỗ của bạn có sơn thì dùng sơn phết lên trên.



Chi tiết xin liên hệ:

TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)

CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU
Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)


DIỆT MỐI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - DIỆT CÔN TRÙNG TẬN GỐC

                   Video tìm hiểu hoạt động loài mối


         Đối với các công trình xây dựnh TCXD 204 năm 1998: Bảo vệ công trình xây dựng, phòng mối cho công trình mới bắt đầu xây dựng và theo Quyết địng 221/1998/QĐ/BNN_XDCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định mức dự toán cho công tác điều tra, khảo sát và xử lý mối.)
Diệt tổ mối
           Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí mối khoảng 20-30 lít dung dịch thuốc chống mối 10% PMs-100(hoặc thuốc có tác dụng tương đương), không thể để các tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn…
          Tròn trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối vào đó, nhằm vô hiệu hóa nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối
Hào phòng mối:
          Tạo ra chướng ngại đứng bằng cách đào hào la các “hàng rào” bao quanh phía ngoài sát măh tường móng công trình, nhắm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình. Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60-80 cm tùy theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 12-14 kg thuốc PMs-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp, vách hào phía ngoài lót một lớp nylon.
           Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ bê tông rồi hoàn thiện.



Mọi chi tiết xin liên hệ:

TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)

 CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU
 Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)

DIỆT MỐI NHÀ Ở,VP,XN..- DIỆT CÔN TRÙNG TẬN GỐC

DIỆT MỐI TẠI NHÀ, CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP





                                                      video hoạt động của loài mối


        Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế, sách báo..
            Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê. Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm hẫng hụt phần đất đỡ chân móng nhà, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ hoặc giảm tuổi thọ của căn nhà. Ở             Việt Nam với phong tục làm nhà gác suốt, gác lửng bằng gỗ đã có nhiều tai nạn thương tâm sảy ra do sập gác, rơi từ gác xuống đất v.v. Do vậy chúng ta cần xử lý ngay, không nên chậm trễ.


Quy trình diệt mối tận gốc 

Tập trung được nhiều mối thợ lại sau đó rắc thuốc để mối thợ đem thuốc về tổ lây nhiễm cho mối chúa.
1. Nhử mối
* Bước 1:
Đặt mồi nhử: Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -3 hộp.
* Bước 2:
Rắc thuốc Sau > 15 - 20 ngày (vào mùa ấm) và > 20 - 30 ngày (vào mùa lạnh): Khi thấy xung quanh hộp nhử mối xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC 90 rắc đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu mà ta đặt hộp. Bốn ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
* Bước 3:
Phun thuốc Sử dụng dung dịch M - 4 hoặc Lentrek 40 EC phun vào đường mối đi và vật liệu bằng gỗ để diệt hết mối thợ còn lại và ngăn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào.
Lưu ý: Trong suốt quá trình đặt hộp nhử mối (15 - 20 ngày hoặc 20 - 30 ngày) tuyệt đối không mở hộp nhử ra xem hoặc xê dịch hộp. Nhử càng được nhiều mối vào trong hộp nhử càng tốt. Vì chúng sẽ mang thuốc lây nhiễm về tổ để tiêu diệt mối chúa và hệ thống tổ mối ngầm trong nhà. Không rắc thuốc vào đợt bắt đầu gió mùa Đông bắc hoặc nhiệt độ không khí dưới 20 độ C

2.Phun thuốc:
           Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặt hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
            Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
          Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
           Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.
             Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-70C; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-200C. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thường không có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học.            Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hành đơn giản, không cần dùng đến các dụng cụ phức tạp, không cần đào bới nền công trình nên ít tốn kếm công sức, kinh phí và mọi người có thể tự làm.

3. Khoan nền, bơm hoá chất xuống nền công trình
Phương pháp tuy phức tạp, nhưng duy trì thời gian hoá chất tồn lưu nhiều năm (3 - 5năm). Trong thời gian này Mối không thể làm tổ dưới nền móng.


                             Video diệt mối

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)

CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)

Hoặc tham khảo tại wedsite:

http://diet-con-trung-tan-goc-tai-tphcm.blogspot.com

DỊCH VỤ DIỆT GIÁN - DIỆT CÔN TRÙNG TẬN GỐC


Gián là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 - 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay.

Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián Đông Phương (Blatta orientalis), gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), gián Đức (Blattella germanica).
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thường không có cánh và dài chỉ vài milimét. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.
Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc... Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước... Khi ta bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà... để tìm nơi ẩn náu.
Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la... Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân... và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc...
Khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.
Gián nhà và khả năng truyền bệnh
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh... rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Làm thế nào để phòng, chống gián nhà?




Biện pháp phòng, chống gián nhà quan trọng và cần thiết nhất là cải tạo môi trường sống như thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và làm giảm nơi trú ẩn của chúng. Biện pháp này có thể bị hạn chế đối với những nhà có trẻ nhỏ và động vật nuôi. Ở những căn nhà riêng biệt, việc phòng, chống gián thu được hiệu quả dễ dàng hơn là ở những căn hộ liền kề vì sau khi diệt được gián ở trong nhà, gián ở ngoài nhà có thể bay vào nhà, nơi có nhiệt độ ấm áp. Ở các ống nước, nơi để áo quần, thực phẩm... là chỗ gián thường xuyên trú ẩn.
Trong những ngôi nhà dù rất sạch sẽ cũng có thể có sự hiện diện của loài gián, nhưng ở đây không phải là nơi trú ẩn thường xuyên của chúng vì điều kiện không thích hợp. Khi phát hiện được gián con với các kích thước khác nhau và nhiều tổ trứng gián thì xác định tại nơi đó có ổ phát triển lâu dài của gián. Ổ gián thường tìm thấy ở các kẽ chân tường, kẽ đồ gỗ gia dụng và những nơi trú ẩn tương tự khác. Ban đêm, dùng ánh sáng đèn rọi rất dễ phát hiện được gián nhà. Việc dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa hàng ngày là điều cần thiết; thức ăn cần được đậy kín, để trong tủ lưới hoặc tủ lạnh, đừng cho các mẩu thức ăn thừa hoặc các chất hữu cơ vương vãi trong nhà; thùng chứa rác phải có nắp đậy kín và thường xuyên đổ rác; nền nhà nên chùi khô ráo.
Một vấn đề cũng cần chú ý để khống chế gián xâm nhập vào nhà là kiểm tra các tạp phẩm, khăn trải giường, quần áo bẩn, thùng đựng các vật dụng bằng gỗ, giá sách, tủ, giường... để loại bỏ trứng gián và diệt gián trước khi mang vào nhà. Để làm giảm nơi trú ẩn, nơi đẻ của gián, cần làm khít các mối nối bị hở ở sàn nhà, khe tủ đựng đồ dùng và kẽ cửa; lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước, ống dẫn nước uống và đường dây cáp điện...
Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng phun tồn lưu, phun khí dung, rải hoặc phun dạng bột... để diệt gián gặp không ít khó khăn vì nó có khả năng kháng hóa chất, chỉ sau một vài lần sử dụng, gián tiếp xúc với hóa chất mà không bị chết. Hơn nữa hóa chất diệt có tác dụng xua nên nó sẽ tránh và không tiếp xúc. Có thể dùng mồi bẫy gián có chất dẫn dụ hoặc hóa chất có tác dụng xua đuổi. Vì vậy biện pháp diệt gián bằng hóa chất chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, cần thực hiện phối hợp với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sạch sẽ nhà ở mới có tác dụng hiệu quả.

 CẢM ƠN TẤT CẢ KHÁCH HÀNG ĐÃ TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI!

Công ty chúng tôi chuyên nhận các dịch vụ về diệt tất cả các loại côn trùng gây hại như: RUỒI,MUỖI,KIẾN,GIÁN,BỌ TRÉT,BỌ XÍT,MỐI,MỌT,CHUỘT….

Nhận xử lý cho tất cả các công trình nhà ở,cơ quan,xí nghiệp,khu vực hội trường,khu sân vườn,khu biệt thự cao cấp,sân vận động,khu tập thể,chung cư….

Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi!


-         Đội ngũ nhân viên kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm .
-         Sử lý côn trùng bằng phương pháp mới nhất và hiện đại nhất,thẩm mỹ nhất.
-         Sử dụng thuốc được sản xuất từ những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới(pháp và đức).
-         Không độc hại,không gây ô nhiễm môi trường,không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
-         Sử lý nhanh,hiệu quả tức thì trong 03 ngày,bảo đảm an toàn cho sản phẩm,sức khỏe con người,vật nuôi…..
-         Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử lý xong.
-         Bảo hành miễn phí 03-06-12-24-36 tháng (có giấy bảo lãnh bảo hành).



Chi tiết xin liên hệ:

TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)

CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU
Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI


VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)

Hoặc tham khảo tại wedsite:

http://diet-con-trung-tan-goc-tai-tphcm.blogspot.com

DV DIỆT KIẾN-DIỆT CÔN TRÙNG TẬN GỐC





Ðời sống loài kiến

Kiến, loài côn trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương. Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn ti trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy "sữa"... Số lượng bầy kiến có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con... nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết đi. Như vậy, có thể nói tổ kiến toàn là các nữ kiến!

Có trên 10 ngàn loài kiến. Hầu hết chúng có màu đen, nâu hoặc màu đất. Một vài loài có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Có loài to đến 2.5 cm nhưng cũng có loài nhỏ cỡ 0.1 cm. Thông thường, đa số các loài kiến đều thuộc loại nhỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng kiến có thể khiêng một vật nặng hơn nó gấp 10 lần, có loài khoẻ đến độ khiêng vật nặng gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó, giả sử con người cũng có khả năng như vậy thì với trọng lượng 60 kg, người ta có thể khiêng một vật nặng đến 3 tấn!

Kiến sống nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới. Chúng đào đường hầm làm tổ dưới đất, đùn đất lên trên xây tổ, hay làm tổ ở những bọng và lá cây. Có loài vô gia cư như kiến lê dương nay đây mai đó. Kiến lê dương đi cả đàn như đoàn quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Chúng tàn sát và ăn thịt những con côn trùng nào vô phúc gặp chúng trên đường. Có loài kiến chuyên xâm lược những tổ kiến khác, cướp đoạt trứng kiến để bắt làm nô lệ khi lớn lên. Có loài kiến chuyên đi thu hoạch hạt cây về cất trong tổ như nhà nông. Có loài chăn những con bọ để lấy dịch đường như nhà nông nuôi bò lấy sữa.

Theo các nhà khoa học thì kiến tiến hóa từ ong bắp cày (wasp) cách đây khoảng 100 triệu năm bởi vì cấu tạo của chúng rất giống nhau. Ðiểm khác biệt ở chỗ kiến có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Kiến chúa là loại to nhất, sau đó là kiến đực và nhỏ nhất là kiến thợ.
Cấu tạo cơ thể của kiến.

Cơ thể kiến có thể được chia làm 3 phần chính là đầu, ngực và bụng. Ðầu của kiến có 3 đặc điểm chính là hai cần ăng-ten, mắt và miệng. Hai cần ăng-ten này chính là nơi cảm nhận mùi, vị, nghe ngóng và nhận biết khi đụng chạm vật gì. Hai cần này chuyển động không ngừng để tiếp nhận các cảm giác đó. Kiến dùng hai cần ăng-ten để định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại. Vài nhà khoa học tin rằng mỗi loài kiến đều có một mùi đặc trưng khiến chúng có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng.

Kiến có hai mắt và mắt kiến thuộc về đa tròng, tức có nhiều trong mắt. Có loài mỗi mắt có khoảng 6 tròng nhưng cũng có loài mà mắt có hơn 1000 tròng. Thông thường mắt kiến chúa và kiến đực có nhiều tròng hơn kiến thợ. Kiến chỉ thấy một phần của vật thể trong mỗi tròng mắt này, tương tự như màn hình TV với cấu tạo điểm ảnh (pixel), sự tổng hợp các điểm ảnh tạo nên hình ảnh trên màn hình TV. Cũng nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể thấy sự chuyển động của các vật thể một cách dễ dàng. Tuy vậy, kiến không thể nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn rõ các vật tương đối gần. Một số loài kiến có đến 3 con mắt nhưng thuộc loại rất đơn giản vì chỉ có thể phân biệt được sáng hay tối. Một số loài kiến không có mắt.

Miệng của kiến có hai hàm, hàm ngoài và hàm trong. Hàm ngoài lớn hơn hàm trong, thay vì chuyển động lên xuống giống như người, hàm ngoài của kiến chuyển động theo chiều ngang. Hàm ngoài này dùng để tha thức ăn, trứng hoặc ấu trùng (larva) và để đánh nhau với kẻ thù. Rất nhiều loài kiến dùng đôi hàm ngoài này để xây tổ như đào đất và cắt gỗ. Cặp hàm trong nằm ngay sau cặp hàm ngoài được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn. Thức ăn sau khi nghiền nát sẽ được lưỡi đưa vào một túi nhỏ ngay sau miệng. Túi nhỏ này cấu tạo bởi các cơ, chuyển động và bóp những thức ăn đã được nghiền nát để vắt chất dịch. Kiến tiêu thụ chất dịch bổ dưỡng này trong khi phần bã được thải ra ngoài. Thức ăn của kiến bao gồm nhiều loại từ côn trùng, hoa quả cho đến cây cỏ. Cặp hàm trong của kiến có những hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược dùng để lau chùi hai cần ăng-ten hoặc những cặp chân.

Loài kiến không có tai nhưng chúng nó có thể nghe được bằng cơ quan gọi là chordotonal. Cơ quan này có ở trên ngực, ăng-ten, chân và đầu của kiến. Chúng cảm nhận được tiếng động lan truyền trong đất, tuy nhiên chưa ai biết chúng có thể cảm nhận được tiếng động trong không khí hay không. Có một số loài kiến có thể tự mình gây ra tiếng động nhờ vào một cơ quan ở ngay dưới bụng. Cơ quan này chia làm hai phần, một phần có hình dáng như lưỡi cưa, phần kia cứng hơn và như điểm nhọn, tiếng động được tạo ra khi hai phần cạ vào nhau. Ðôi khi tiếng động được tạo ra lớn tới độ tai người có thể nghe được. Ngực là phần giữa của thân thể kiến bao gồm cả khúc nối và phần giao tiếp của bụng. Ngực nối với đầu qua cần cổ rất nhỏ.

Kiến có ba cặp chân. Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân. Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc. Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt. Kiến cũng dùng các móc này để bới đất và đào các đường hầm dưới đất. Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi cần ăng-ten.

Trong loài kiến, kiến chúa và kiến đực có cặp cánh dùng khi giao phối. Những nữ kiến thợ không bao giờ mọc cánh.

Bụng của kiến được chia làm hai phần, eo và bầu. Eo, như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù.

Kiến là loài sống thành bầy đàn và hợp tác. Chúng có thể bám vào nhau tạo thành cây cầu hoặc thậm chí cả một tiểu đảo nổi trên mặt nước.

Giác quan
Giác quan chính của kiến là cần ăng-ten. Loài kiến có hai cần ăng-ten ở ngay phía trước đầu. Hai cần ăng-ten này là cơ quan khứu giác, thính giác và xúc giác. Người ta có thể dễ dàng nhận biết một con kiến khoẻ mạnh bằng cách nhìn vào cần ăng-ten chuyển động một cách không ngừng nghỉ. Nhờ vào hai cần ăng-ten này mà loài kiến có thể ngửi được mùi trong không khí, kiểm tra thức ăn, giao tiếp, xác định phương hướng, tìm kiếm thức ăn và nhận biết đồng loại. Một số các nhà khoa học cho rằng trong một tổ kiến, chúng tiết ra mùi đặc trưng để nhận biết lẫn nhau. Ngoài ra, kiến còn có cơ quan xúc giác ở miệng và vài nơi khác trên thân thể. Các cơ quan này là những sợi lông nhỏ và gai.

Cấu trúc xã hội
Hầu hết mọi xã hội loài kiến đều được chia ra làm ba thành phần. Ðó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác. Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở một số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả.

Tổ kiến
Loài kiến thợ mộc (capenter ant) to lớn màu đen hay nâu thường làm tổ ở những cành cây, đôi khi chúng làm tổ ngay trên xà nhà. Loài kiến này không ăn gỗ như con mọt mà xén gỗ để làm tổ. Có nhiều loài làm tổ ở những thân cây mục hay dưới lớp vỏ cây, hoặc ở các phần rỗng của lá cây, đôi khi ở trong những gai cây. Một vài loài nhai nát lá cây hay thân cây để xây tổ.

Loài kiến đan tơ (weaver ant) cuộn, đan lá lại với nhau để làm tổ. Có những kiến thợ giữ cạnh lá lại với nhau, trong khi những kiến thợ khác tha ấu trùng nhả tơ để nối lá lại. Ấu trùng là giai đoạn tượng hình đầu tiên của kiến. Những ấu trùng này có khả năng nhả những sợi tơ trắng để giữ, nối lá lại với nhau thành tổ.

Tổ kiến có loại to, loại nhỏ. Có loại nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, chứa khoảng từ chục con tới 2, 3 trăm con kiến. Có loại xây tổ dưới đất rộng tới cả 12 thước như loài kiến ở vùng nhiệt đới chứa hàng chục triệu con kiến. Có loài kiến xây mười mấy cái tổ nối nhau bằng những đường hầm ở dưới đất như loài kiến vùng bắc Mỹ và ở Âu Châu và rộng như một sân chơi tennis. Có tổ cao tới cả thước chứa hàng triệu con. Hầu hết các tổ kiến được xây và chia ra làm nhiều phòng. Một phòng cho kiến chúa và trứng. Nhiều phòng dùng như phòng nuôi trẻ để chứa nhộng đang tăng trưởng. Rất nhiều phòng được dùng làm chỗ tụ họp cho kiến thợ và để nghỉ ngơi. Trong một số tổ, có những nhà kho để chứa đồ ăn và nuôi nấm. Tổ sẽ được nới rộng thêm khi số kiến ngày càng đông. Ở xứ lạnh vào mùa đông, kiến sống ở khúc sâu nhất của tổ dưới lòng đất và chui ra khỏi tổ khi mùa xuân đến.


Tổ của loài kiến gặt (harvester ant) ở Ấn Độ và kiến mộc ở Bắc Mỹ.

Chu kỳ sống
Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vài tuần sau khi sinh, kiến đực và kiến chúa tơ sẽ bò ra khỏi tổ, bay lên không trung để giao phối. Trong cuộc giao phối, kiến đực lưu tinh trùng trong cơ thể kiến chúa. Kiến chúa có thể giao phối với một hay nhiều chàng kiến đực. Trong mùa giao phối này, số lượng tinh trùng trong bụng kiến chúa đủ dùng trong suốt cuộc đời sinh sản của nàng.

Sau khi giao phối, kiến chúa và kiến đực đáp xuống đất. Những chàng kiến đực bò quanh quẩn rồi chết. Còn kiến chúa cắn đứt đôi cánh và bò đi kiếm chỗ làm tổ. Có trường hợp kiến chúa bò về tổ cũ và được chấp nhận. Ðôi khi kiến chúa sống nhờ ở một tổ kiến khác loài, được chúng chăm sóc và nuôi nấng cho đến khi sinh sản. Nhưng thông thường thì kiến chúa tự xây tổ mới. Sau khi sửa soạn nơi xây tổ, kiến chúa bịt kín cửa ra vào và bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt thời gian này, kiến chúa sống bằng cách ăn cặp cánh đã trở nên vô dụng. Ðôi khi kiến chúa đói quá ăn cả những trái trứng của mình. Kiến chúa có khả năng kiểm soát để tinh trùng thụ tinh cho trứng hay không. Trứng nào không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, trứng nào được thụ tinh sẽ trở thành kiến thợ hoặc kiến chúa tơ.

Trứng kiến rất nhỏ, chỉ vài ngày sau nở thành ấu trùng. Ấu trùng màu trắng, nhìn giống như con giun. Hầu hết các loại ấu trùng không tự di chuyển được. Kiến chúa phải nuôi ấu trùng bằng nước dãi của mình và đôi khi bằng chính những trái trứng khác. Giai đoạn này mất khoảng vài tuần, sau đó ấu trùng trở thành nhộng. Một số loại ấu trùng tự nhả và bọc chúng trong một cái kén trắng bạc trước khi trở thành nhộng. Nhộng là loại kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau từ 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến. Khởi đầu là bầy kiến thợ. Kiến thợ sau khi trưởng thành, rời tổ đi kiếm mồi mang về cho kiến chúa và đàn ấu trùng ăn, và bắt đầu phận sự chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng trong khi kiến chúa tiếp tục đẻ trứng. Kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng trong suốt một đời mình mà đa số chúng đều nở ra kiến thợ.

Ðể sinh tồn và chống trả những loài ăn kiến như ếch, nhện, chim, bò sát... và cả những loài kiến thù địch khác, loài kiến tự vệ bằng cách chích, cắn hay phun a-xít formic hoặc những hóa chất khác. Khoảng nửa số loài kiến có ngòi chích, chẳng hạn như kiến lửa hay loài kiến to chích vào da. Ngòi chích này tiết ra nọc gây đau rát và khó chịu. Loài không có ngòi chích thì có thể phun độc từ đít bụng.

Kiến ở tổ này thường đánh nhau với tổ khác. Có loài đánh nhau rất văn nghệ như kiến mật, chúng chỉ dùng sức đẩy nhau, không gây thương tích. Bên nào thắng thì chiếm tổ bên kia. Nhưng cũng có loài đánh nhau đến chết, cắn chân, cắn tay, cắn ăng-ten, cắn eo cho đứt bụng... Thông thường chúng hay “phân thây” bằng cách nhiều con kiến cùng bọn, cắn giữ chân, bụng, ăng-ten của kiến địch và kéo căng ra, và những con kiến khác cùng bầy dùng hàm cắt con kiến này thành từng mảnh! Bên nào thắng sẽ chiếm trứng, ấu trùng và kiến con về làm thức ăn. Có loài kiến chỉ chuyên sống bằng nghề thảo khấu như vậy.

Loài kiến tăng trưởng qua 4 giai đoạn: trứng (egg), ấu trùng (larva), nhộng (pupa), kiến trưởng thành (worker, male & queen).

Thông tin
Kiến nói chuyện với nhau bằng nhiều cách. Có loài sống trên cây hay lá dùng bụng của mình đập lên vách tổ báo hiệu khi tìm được thức ăn hay kẻ thù xuất hiện. Rung động truyền qua vách tổ đến đàn kiến bên trong khiến chúng ùa ra để giúp khuân mồi hay chống đỡ kẻ thù. Có loài tạo ra tiếng động như đã nói ở trên.

Kiến cũng có thể thông tin với nhau bằng cách tiết ra hóa chất hoá gọi là pheromone. Chất này được chứa trong những hạch ở đầu, ngực hay bụng. Chúng có mùi hay vị đặc trưng rất nhạy cảm với loài kiến, mỗi loại hóa chất tiết ra đều mang một ý nghĩa riêng. Thí dụ, chất tiết ra ở bụng để đánh dấu đường đến chỗ có thức ăn. Nếu cảm thấy nguy hiểm thì loại pheromone khác có thể được tiết ra để báo động.

Có lẽ loài kiến nhận biết nhau bằng mùi. Khi hai con kiến gặp nhau, chúng dùng ăng-ten để giao tiếp. Nếu cùng tổ, chúng có thể chạm miệng và một con sẽ nhả ra một chút dịch đường cho con kia ăn.

Tuổi thọ
Tuổi thọ của kiến chúa lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực chỉ sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối.

Các loài kiến
Có trên 10 ngàn loài kiến, được chia thành 8 - 9 nhóm dựa vào cấu tạo bên ngoài. Tuy nhiên, kiến cũng được phân nhóm dựa vào tập quán của chúng như 1- kiến lê dương (army/legion ant), 2- kiến chủ nô (slave-maker ant), 3- kiến nhà nông (farmer ant), 4- kiến sữa (dairying ant), 5- kiến mật (honey/honeypot ant), 6- kiến nấm (fungus-growing ant), 7- kiến bun (bull/bulldog/jumping ant), 8- kiến đan tơ (green tree/weaver ant) và 9- kiến gỗ (wood ant).

Kiến lê dương là loài kiến săn mồi rất hung dữ, đi cả bầy. Có loài săn mồi dưới mặt đất, đi qua những đường hầm. Mồi của chúng thường là các loài côn trùng và nhện. Nhưng đôi khi những con thú lớn cũng bị giết chết nếu chạy không kịp. Hầu hết tổ của loài kiến lê dương này chứa từ 10 ngàn cho đến nhiều triệu con. Kiến lê dương không làm tổ dưới lòng đất mà bên trên mặt đất, nhưng tổ của chúng cũng không cố định. Khi nghỉ ngơi, bầy kiến bám vào nhau thành một khối lớn. Ðôi khi là một khối treo lủng lẳng trên cành cây hay trong bọng cây. Kiến chúa cùng với trứng nằm ở giữa ổ kiến này. Một số loài kiến lê dương đi săn mồi nhiều tuần liền, xong lại nghỉ xả hơi vài tuần. Tận dụng lúc nghỉ ngơi, kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng.
Bầy kiến lê dương đang hành quân.

Loài kiến chủ nô đi tấn công các tổ kiến khác, bắt ấu trùng mang về tổ mình. Khi lớn lên thành kiến, số ấu trùng này coi tổ kiến như là tổ của mình và khởi công xây cất cũng như tu bổ thêm. Có loài kiến chủ nô ở Amazon, vì hàm quá cong và lớn, rất khó để xây tổ hoặc ăn uống, chúng đi bắt các loài kiến khác làm nô lệ xây tổ và nuôi chúng ăn. Những kiến chúa chủ nô sau khi giao phối, không bao giờ tự xây tổ mà đi cướp tổ của các loài kiến khác bằng cách giết kiến chúa và đuổi kiến thợ đi. Khi ấu trùng trở thành kiến, chúng phục dịch kiến chúa chủ nô này như kiến chúa cùng loài của mình, chăm sóc trứng và nuôi nấng ấu trùng do kiến chúa chủ nô này đẻ ra. Kiến lớn lên và lại đi tấn công tổ của loài kiến khác, mang ấu trùng về tổ mình và số nô lệ bành trướng thêm ra.

Loài kiến nhà nông thì đi kiếm và tha những loại hạt đem về cất trữ ở những căn phòng đặc biệt trong tổ. Chúng luôn luôn có thức ăn nên không bao giờ sợ đói. Chúng cắn rời vỏ, nhai nát nhân và hút lấy nước. Có loài ăn cả hoa, trái cây và côn trùng.

Loài kiến sữa phụ thuộc hoàn toàn vào mật hay dịch đường. Chúng lấy dịch đường từ một số côn trùng như rệp sáp hay rầy mềm, chẳng hạn như loại rầy bám trên đốt cây mía. Loại côn trùng này hút và ăn dịch đường từ cây. Chúng hút quá nhiều và phải thải bớt dịch đường cho kiến thợ ăn. Thông thường, rệp tiết mật mỗi khi kiến thợ dùng ăng-ten vuốt nhẹ lên người chúng. Bù lại, những con rệp sẽ được loài kiến này bảo vệ khỏi kẻ thù. Một số loài kiến sữa chăm sóc và gìn giữ trứng của những con rệp này suốt mùa đông. Khi trời chuyển sang tiết xuân, trứng nở ra rệp và kiến sẽ tha chúng ra khỏi tổ, cho lên cây. Có loài kiến sữa "chăn" cả đàn rệp bám vào rễ cây mọc dưới tổ của chúng. Khi kiến chúa non rời tổ để đi xây tổ mới, kiến chúa không quên ngậm theo một nàng rệp bụng đầy trứng. Sau chuyến bay giao phối trên không, kiến chúa đi xây tổ mới cùng với "đàn" rệp giống.
Kiến sữa đang “chăn” bầy rầy mềm để lấy dịch đường.

Loài kiến mật sống bằng cách đi kiếm những giọt “mật ngọt” từ côn trùng hoặc cây cỏ mang về cất trong tổ. Ðể giữ mật, chúng có những con kiến “bồn” ăn và dồn mật xuống bụng khi những con kiến thợ mang về. Bụng những con kiến bồn này sẽ nở to ra tới độ chúng đi không được mà chỉ có thể đeo bám trên trần của tổ kiến. Khi con kiến nào cần ăn, nó chỉ việc dùng ăng-ten vỗ nhẹ vào bụng một chú kiến bồn để tiết mật ra cho nó ăn. Loài kiến này thì sống ở những vùng khô và ấm.

Loài kiến nấm nuôi các vườn nấm ở ngay trong tổ của chúng. Chúng nuôi rất nhiều loại nấm nhỏ xíu khác nhau để ăn. Loài kiến nấm dùng lá, cuống hoa, và những phần khác của thực vật làm phân bón cho những vườn nấm của mình. Khi một kiến chúa đi xây tổ mới, nàng không quên ngậm theo một mớ nấm trong hàm để làm giống cho những vườn nấm mới. Loài kiến nấm này phân bố rộng ở vùng nhiệt đới. Loài kiến nấm nổi tiếng nhất là loài kiến cắt lá (leaf cutter ant). Chúng xây những tổ rất lớn bên dưới mặt đất, có thể chứa đến cả triệu con. Ban đêm, hàng đàn đi cắt lá tha về tổ. Chúng khiêng những mảnh lá cao qua đầu và đi thành hàng. Những mảnh lá này sẽ được nhai nát để dùng làm phân bón cho những vườn nấm của chúng. Loài này được coi là loài phá hoại mùa màng vì hay cắn lá.

(Trái) Kiến cắt lá đang tha mồi về tổ - (Phải) Những "bồn" chứa mật của bầy kiến mật

Kiến bun chỉ sống ở Úc và New Caledonia, được coi là loài “cổ xưa” nhất với nhiều con kiến thợ to đến 3.5 cm. Loài kiến này rất hung dữ. Chúng có cặp ngàm và nọc chích rất mạnh. Tổ chúng làm dưới đất. Thường mỗi tổ chỉ có khoảng một trăm con kiến thợ. Ðây là loài kiến duy nhất mà kiến chúa không dấu mình trong tổ mà ra ngoài đi săn mồi để nuôi ấu trùng. Chúng thường săn các loài côn trùng khác. Loài kiến này chạy rất nhanh và thậm chí còn biết nhảy nữa.

Có một số loài cây mà kiến rất thích, hay có thể hiểu là các loài cây này thích kiến và dụ kiến đến ở trên cây. Ðể dụ kiến, các loài cây này có những cấu trúc cành hay lá đặc biệt dễ cho kiến làm tổ, hoặc tiết ra dịch đường cho kiến ăn. Một số cây có những mấu kỳ lạ nổi trên thân, chứa dưỡng chất để kiến ăn. Khi kiến đan tơ xuất hiện, chúng sẽ bảo vệ cây khỏi sâu bọ hại lá, hay thậm chí kể cả thú ăn lá nhưng sợ kiến.
Tổ kiến đan tơ. Ở Việt Nam, loài này được gọi là kiến vàng, các nhà vườn hay thả kiến vàng để bảo vệ cây.

Loài kiến gỗ sống trong rừng vùng bắc bán cầu. Khi đi theo hàng, chúng tiết ra pheromone lưu lại trên đường. Loài này xây tổ rất lớn bằng những nhánh cây nhỏ. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng cây khỏi sự phá hoại của sâu bọ. Ðôi khi người ta phải dời chúng từ khu rừng này sang khu rừng kia để trừ sâu. Loài kiến gỗ không có nọc chích vì vậy chúng phun a-xít formic để tấn công kẻ địch. A-xít formic xuất phát từ tiếng la-tinh “formica” nghĩa là “kiến gỗ”.

---------------------------------------------------------

Nói chung kiến đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên. Chúng chế ngự các loài côn trùng và chính chúng cũng là nguồn thức ăn của những loài khác như chim chóc, ếch nhái, bò sát... Kiến có thể gây thiệt hại cho nhà nông như cắn lá, nuôi rầy gây thiệt hại cây cối... nhưng kiến cũng mang lại lợi ích cho nhà nông như làm đất tơi dễ đâm rễ, bảo vệ cây trừ sâu bọ...

 CẢM ƠN TẤT CẢ KHÁCH HÀNG ĐÃ TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI!

Công ty chúng tôi chuyên nhận các dịch vụ về diệt tất cả các loại côn trùng gây hại như: RUỒI,MUỖI,KIẾN,GIÁN,BỌ TRÉT,BỌ XÍT,MỐI,MỌT,CHUỘT….

Nhận xử lý cho tất cả các công trình nhà ở,cơ quan,xí nghiệp,khu vực hội trường,khu sân vườn,khu biệt thự cao cấp,sân vận động,khu tập thể,chung cư….

Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi!


-         Đội ngũ nhân viên kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm .
-         Sử lý côn trùng bằng phương pháp mới nhất và hiện đại nhất,thẩm mỹ nhất.
-         Sử dụng thuốc được sản xuất từ những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới(pháp và đức).
-         Không độc hại,không gây ô nhiễm môi trường,không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
-         Sử lý nhanh,hiệu quả tức thì trong 03 ngày,bảo đảm an toàn cho sản phẩm,sức khỏe con người,vật nuôi…..
-         Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử lý xong.
-         Bảo hành miễn phí 03-06-12-24-36 tháng (có giấy bảo lãnh bảo hành).


Chi tiết xin liên hệ:

TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)

 CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU
 Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com

CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)

Hoặc tham khảo tại wedsite:

http://diet-con-trung-tan-goc-tai-tphcm.blogspot.com